Ý nghĩa quan trọng của màu sắc nhận diện thương hiệu

màu sắc nhận diện thương hiệu

Một trong những quy tắc bất di bất dịch mà designer cũng như doanh nghiệp khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần lưu ý đó là màu sắc. Mỗi màu sắc sẽ mang ý nghĩa riêng. Trong bài viết này, Bkweb sẽ chia sẻ tới bạn về ý nghĩa quan trọng của màu sắc nhận diện thương hiệu giúp bạn kết hợp sử dụng màu sắc sao cho phù hợp nhất.

Màu sắc nhận diện thương hiệu và tầm quan trọng của nó

màu sắc nhận diện thương hiệu

Màu sắc có tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của con người. Màu sắc sẽ giúp các thương hiệu tăng khả năng nhận diện tới 85% khi kết hợp màu sắc một cách phù hợp.

Không chỉ tạo sự thu hút, gây ấn tượng khiến họ ghi nhớ, màu sắc nhận diện thương hiệu còn mang ý nghĩa, thông điệp riêng mà doanh nghiệp muốn gửi gắm. Bởi vậy, khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp nói chung và người trực tiếp thiết kế cần phải sử dụng màu sắc theo lý tính, cần hiểu được ý nghĩa của từng màu, sự kết hợp các màu và có lý giải thuyết phục về nó.

Việc này cũng giúp khách hàng khắc sâu, gợi ý và thấy tin cậy hơn về thương hiệu của bạn. Đồng nghĩa với đó, bạn đã bước được 80% đến thành công của chốt đơn tạo doanh thu. Vậy ý nghĩa của từng màu sắc nhận diện thương hiệu là gì? Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết nhé!

Ý nghĩa quan trọng của từng màu sắc nhận diện thương hiệu

Bảng màu sắc cực kỳ phong phú, nhưng bạn sẽ thấy có những màu sắc cực kỳ phổ biến được đông đảo doanh nghiệp lựa chọn như màu đỏ, cam, xanh lá cây, vàng, xanh dương, tím, nâu, đen, trắng,… Dưới đây sẽ là ý nghĩa của những màu sắc nhận diện thường dùng nhất mà bạn có thể tham khảo.

Màu đỏ đầy nhiệt huyết

màu sắc nhận diện thương hiệu đỏ

Trong khoa học thị giác, màu đỏ là màu sắc có tác động mạnh nhất tới thị giác người xem. Về ý nghĩa, màu đỏ thường được biết đến là biểu tượng của sinh lực, sự sống mãnh liệu, sức khỏe dồi dào, đam mê và nhiệt huyết. Đây cũng là màu sắc tượng trưng cho tình yêu và chiến tranh.

  • Bạn sẽ thấy màu sắc nhận diện thương hiệu này ở rất nhiều cái tên nổi tiếng trên thế giới như CNN, Redbull, Puma, Coca Cola, H&M,…

Bên cạnh ý nghĩa trên, màu đỏ còn được coi là biểu tượng của máu, lửa, tốc độ và sự nguy hiểm. Đó cũng là điều lý giải nhiều thương hiệu chuyên ngành khoa học kỹ thuật cũng sử dụng màu đỏ vào thiết kế thương hiệu và logo.

  • Có thể kể đến một số thương hiệu đình đám như Canon, Honda, Toyota, Yamaha, Xerox, Kia,…

Ngoài ra, nhiều tập đoàn lớn thuộc các nước Á Đông cũng đang sử dụng màu đỏ vào thiết kế nhận diện thương hiệu với ý nghĩa may mắn, vương giả, quý tộc và chiến thắng như JVC, LG, SCG,…

Màu danh dương mạnh mẽ, tự tin

màu sắc nhận diện thương hiệu xanh dương

Nếu 19/100 thương hiệu toàn cầu năm 2012 đang sử dụng màu đỏ trong bộ nhận diện thương hiệu thì màu xanh là màu sắc được hơn 28 doanh nghiệp lựa chọn. Đây là kết quả khó tin khi mà màu đỏ được xem là màu đánh thị giác mạnh nhất.

Tuy nhiên, trái ngược với màu đỏ đam mê và nhiệt huyết, màu xanh khiến cho người xem cảm thấy thoải mái, bình yên và dễ chịu hơn rất nhiều. Màu xanh được nhiều thương hiệu tập đoàn lớn lựa chọn nhằm tạo cảm giác vững chãi, ổn định và trách nhiệm cho khách hàng. Khi nhìn thấy họ là sẽ thấy sự an tâm. Và chỉ khi khách hàng an tâm, họ mới quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp.

Ngoài ý nghĩa này, màu xanh dương còn là biểu tượng của khát vọng bay cao bay xa vươn tới đỉnh cao của các doanh nghiệp.

  • Nhiều thương hiệu lớn đang sử dụng màu xanh dương bạn có thể gặp như: Pepsico, Samsung, IBM, Panasonic, Facebook, GE, Intel,…

Nhắc tới màu đỏ và màu xanh dương là sẽ nhắc tới sự đối lập. Và hẳn khi nói tới 2 màu này, bạn sẽ liên tưởng ngay tới các cuộc chiến giữa những “ông lớn” trên thương trường như nước với lửa đó là Coca Cola và Pepsi; Toshiba và Panasonic; Samsung và LG,…

Màu xanh lá cây thiên nhiên, uy tín

màu sắc nhận diện thương hiệu xanh lá

Xanh lá chính là màu sắc được lấy ý tưởng nguyên thủy từ màu diệp lục của tự nhiên. Bởi vậy, trong thiết kế thương hiệu, màu sắc này sẽ được các thương hiệu sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như thực phẩm, trà nước,…sử dụng phổ biến.

  • Có thể nhắc đến một số thương hiệu nổi tiếng với màu sắc nhận diện xanh là như Starbucks, Tropicana, Heineken,…

Ngoài ý nghĩa về sự tươi sạch, nguyên chất thì xanh lá còn là màu sắc nhận diện thương hiệu nói lên sự thông thái, khiêm tốn và lòng tốt bụng.

  • Bởi vậy, nhiều thương hiệu doanh nghiệp làm về tài chính sử dụng như VPBank, F88, Groupon,…

Màu vàng ấm áp, tích cực

màu sắc nhận diện thương hiệu vàng

Vàng là màu của ánh nắng mặt trời, biểu hiện cho sự vui tươi, tích cực, tạo động lực thúc đẩy và ý nghĩa về sự sáng tạo. Hơn 13% các thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay đang lựa chọn màu sắc làm màu sắc nhận diện thương hiệu.

Dù là màu hạnh phúc và tích cực nhưng nó lại mang cảm giác “không đắt tiền”, khó kén màu kết hợp. Nếu lựa chọn màu vàng, nhà thiết kế cần đảm bảo phối màu và thiết kế bố cục, hiệu ứng sao cho sang trọng, phù hợp. Hiện nay màu vàng được áp dụng vào nhận diện cho nhiều thương hiệu trong lĩnh vực ẩm thực, năng lượng, dụng cụ gia đình,…

  • Các ngành như thời trang, công nghệ, tài chính,… rất ít khi áp dụng màu sắc này.

Màu cam tươi mới và sáng tạo

màu sắc nhận diện thương hiệu cam

Màu cam là sự pha trộn của màu đỏ nhiệt huyết, nóng bỏng và tính tích cực của màu vàng. 2 sự kết hợp màu này tạo nên một màu sắc nhận diện thương hiệu mang ý nghĩa hoạt bát, năng động và sáng tạo.

Bên cạnh ý nghĩa đó, màu cam còn là màu sắc của trái cam, thể hiện ý nghĩa sức khỏe dồi dào và sự tươi mới.

  • Màu sắc này phù hợp nhất với các sản phẩm, dịch vụ cho người trẻ bởi sự năng động, cho các sản phẩm/dịch vụ công nghệ, chăm sóc sức khỏe.
  • Ngoài ra, các ngành như năng lượng, tài chính, hàng không, ô tô cũng có một số thương hiệu sử dụng màu cam nhưng không nhiều.

Với các ngành xa xỉ phẩm, tính sang trọng cao thì đây không phải màu sắc phù hợp để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.

Màu tím trung thành, sang trọng

màu sắc nhận diện thương hiệu tím

Màu tím đề cao về sự trung thành và cao quý. Đây cũng là màu đại diện cho sự thiêng liêng, bí ẩn và cuốn hút. Ngoài ra, màu tím còn được biết đến là màu của chân lý và vĩnh cửu.

Sự đậm nhạt khác nhau cũng khiến cho màu tím mang ý nghĩa khác. Màu tím đậm thường gắn liền với sự sang trọng, danh gia vọng tộc. Màu tím nhạt thì lại thể hiện sự can đảm và hoài cổ.

Màu sắc nhận diện thương hiệu này cho thấy khả năng kích thích thấp nhưng vẫn được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào thiết kế.

  • Một số ngành phổ biến đang sử dụng màu tím thương hiệu như: Tài chính, Công nghệ, Chăm sóc sức khỏe.
  • Ngành không phổ biến với màu tím như: Năng lượng, Công nghiệp.

Màu nâu hữu cơ, tự nhiên

màu sắc nhận diện thương hiệu nâu

Màu nâu là biểu tượng của đất, mang tính hữu cơ, tự nhiên. Đó là lý do tại sao các nhãn hàng liên quan tới thực phẩm hữu cơ tự nhiên và làm đẹp lại lựa chọn màu sắc nhận diện thương hiệu này.

Ngoài ý nghĩa trên, màu nâu còn nói lên sự bền bỉ, tinh khiết. Tuy nhiên, khi sử dụng màu cần cẩn thận tránh gây cảm giác nhem nhuốc kém sạch sẽ khiến cho thương hiệu “kém sang”.

  • Một số ngành phổ biến đang sử dụng màu nâu thương hiệu như: Ô tô, nông nghiệp, thời trang.
  • Một số ngành ít phổ biến: Công nghệ, tài chính, hàng không.

Màu đen quyền lực, sang trọng và tinh tế

màu sắc nhận diện thương hiệu đen

Đen trong thiết kế thương hiệu là màu sắc đại diện cho sự cao quý, xa xỉ và quyền lực. Theo nghiên cứu thì có tới 28% doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa chọn màu đen hoặc xám cho thương hiệu của họ.

Khi sử dụng màu đen làm màu sắc nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp thường phối hợp với những màu tương phản như vàng hoặc trắng (tùy trường hợp) để tạo sự nổi bật cho thương hiệu cũng như thông điệp muốn truyền tải.

  • Ngành sử dụng màu đen phổ biến: Thời trang, May mặc, Ô tô, Hàng xa xỉ phẩm.
  • Ngành không phổ biến: Năng lượng, thực phẩm, hàng không, tài chính, chăm sóc sức khỏe.

Màu trắng trong sáng và tinh khiết

màu sắc nhận diện thương hiệu trắng

Màu trắng là biểu tượng bất diệt của sự hoàn hảo, nguyên vẹn, đơn giản và tinh khôi. Đây cũng là màu sắc được sử dụng rộng rãi nhất trong đời sống cũng như trong lĩnh vực thiết kế, thương hiệu. Một trong những thương hiệu đình đám đang sử dụng màu trắng làm chủ đạo đó là Apple.

  • Bạn có thể thấy màu trắng trong các ngành như: Thời trang, may mặc, công nghệ, chăm sóc sức khỏe.
  • Ngành không phổ biến với màu trắng: Tài chính, ẩm thực,…

Một số lưu ý về màu sắc nhận diện thương hiệu

  • Màu sắc nhận diện thương hiệu được sử dụng rất đa dạng.
  • Có những thương hiệu lớn họ sử dụng màu đa sắc trong thiết kế logo và bộ nhận diện của mình nhằm tạo sự độc đáo, cá tính riêng và nói lên sự đa dạng về sản phẩm cũng như đối tượng người dùng. Chẳng hạn như Google, eBay.
  • Dù vậy, trường hợp này cũng khá hiếm gặp, bởi đòi hỏi người thiết kế phải tìm ra sự liên kết giữa các màu và điều đó thì không hề dễ dàng.
  • Bên cạnh vấn đề linh hoạt trong sử dụng màu sắc thì dù mới hay lâu năm, designer cũng cần quan tâm tới yếu tố tôn giáo và quan niệm của vùng miền. Điều này giúp tránh được những vấn đề sai ý nghĩa, gây tác động không tốt và tính hiệu quả trong phát triển thương hiệu.

Vì ý nghĩa một số gam màu ở châu Á và châu Âu sẽ có những điều khác biệt riêng. Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề này khi lựa chọn màu sắc nhận diện thương hiệu và sử dụng cho phù hợp. Có rất nhiều màu sắc khác đang được ứng dụng vào thiết kế thương hiệu, nhưng những gam màu trong bài viết trên đây là tiêu biểu nhất.

Hy vọng bài viết này của Bkweb sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về các màu sắc và ứng dụng vào thiết kế bộ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả nhất nhé!

Liên hệ với đơn vị tư vấn màu sắc nhận diện thương hiệu Bkweb

Bạn có thể tham khảo hoặc lựa chọn những mẫu website tại Kho mẫu web của Bkweb. Để có thêm ý tưởng và tìm được những điểm độc đáo cho website của mình. Liên hệ ngay với Bkweb khi cần tư vấn hỗ trợ bạn nhé!

Liên hệ ngay: 1800.64.6884 (Miễn phí cước gọi)
Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại : https://www.bkweb.vn/